25+ Mẫu Thiết Kế Homestay Đẹp Hút Khách Và Tổng Hợp Các Chi Phí
Những năm gần đây ngành du lịch ở nước ta đang trên đà phát triển, bạn đang muốn kinh doanh homestay trong lĩnh vực du lịch nhưng chưa biết chọn một mẫu thiết kế homestay nào vừa ý, băng khoăn về chi phí cũng như kinh nghiệm thiết kế thi công. Bài viết này Sân Vườn Sài Gòn xin giới thiệu đến bạn 11 phong cách thiết kế độc đáo cực hút khách. Nào bắt đầu thôi !
Mục Lục
- 1 Thiết kế homestay là gì ?
- 2 11 Phong cách thiết kế homestay thịnh hành xu hướng
- 2.1 Phong cách Việt Nam hoài cổ
- 2.2 Phong cách Vintage cổ điển
- 2.3 Phong cách Retro độc đáo
- 2.4 Phong cách Scandinavian tinh tế
- 2.5 Phong cách Châu Âu sang trọng
- 2.6 Phong cách Bomehian phá cách
- 2.7 Phong cách Minimalism tối giản
- 2.8 Phong cách Industrial mạnh mẽ
- 2.9 Thiết kế homestay kiểu nhà vườn
- 2.10 Thiết kế homestay nhà ống
- 2.11 Thiết kế homestay mini
- 3 Tổng hợp các chi phí thiết kế thi công homestay hiện nay
- 4 Mẹo thiết kế nội thất homestay đẹp với chi phí thấp, giá rẻ
- 5 Một số các mẫu thiết kế nhà homestay đẹp hiện nay
- 6 Bảng báo giá thiết kế thi công Homestay
Thiết kế homestay là gì ?
Homestay là mô hình nhà ở có khu vực được bố trí trang thiết bị, đồ dùng tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, khách cùng sinh hoạt với gia đình chủ nhà.
Homestay là loại hình du lịch dựa vào cộng đồng tức là khách đến du lịch sẽ lưu trú tại nhà người dân địa phương nơi khách đến giúp du khách khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong tục tập quán, đời sống văn hóa của từng vùng miền tại địa phương đó, quảng bá văn hóa, con người, cảnh đẹp một cách chân thật nhất. Do đó tiêu chuẩn của homestay đòi hỏi sự thoải mái, thú vị, tạo nét riêng biệt để thu hút khách du lịch.
Sự khác nhau giữa homestay với khách sạn đó là đối với khách sạn thì bạn sinh hoạt riêng trong một phòng biệt lập, còn đối với homestay thì bạn cần phải “nhập gia tuỳ tục” tự do sinh hoạt trong giới hạn và có những buổi sinh hoạt chung với chủ nhà như ăn cơm, uống trà,…Đặc biệt lưu ý rằng, do yếu tố văn hoá, phong tục tập quán vùng miền nên khi lưu trú tại homestay bạn nên tôn trọng sự khác biệt và hạn chế bày tỏ quan điểm cá nhân, đừng tỏ thái độ chê bai mà hãy vui vẻ chấp nhận, ứng xử như một người dân địa phương thực thụ.
11 Phong cách thiết kế homestay thịnh hành xu hướng
Phong cách Việt Nam hoài cổ
Cuộc sống hiện đại thời 4.0, những giá trị xưa cũ mộc mạc dễ bị lãng quên. Homestay mang phong cách Việt nam hoài cổ sẽ giúp lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, đưa du khách lạc vào không gian miền quê giản dị, mộc mạc. Bên cạnh đó, cũng giúp cho các vị khách ngoại quốc có cơ hội tìm hiểu, trải nghiệm nét văn hoá của người Phương Đông chúng ta.
Phong cách Vintage cổ điển
Phong cách Vintage được hình thành từ giữa thế kỷ 20, là sự pha trộn giữa phong cách cổ điển và hiện đại. Đơn giản có thể hiểu rằng, phong cách Vintage chính là sự kết hợp giữa các yếu tố cổ điển của thập niên cũ với phong cách hiện đại. Phong cách Vintage nhằm mang đến một không gian sống với vẻ đẹp của sự nhẹ nhàng, bình dị và mang dấu ấn của thời gian.
Phong cách Retro độc đáo
Khởi nguồn của phong cách Retro là ở Bắc Âu, ra đời từ những năm 50 – 70 của thế kỷ XX. Phong cách Retro hướng về quá khứ, sự chân thành và nét đơn giản. Đặc biệt, phong cách Retro lấy những nguyên tắc của phong cách cổ điển nhưng lại cách tân mạnh mẽ tạo nên nét thanh lịch, tươi mới của hiện đại. Tạo cảm giác mới lạ cho du khách khi đến nghỉ dưỡng.
Một phong cách thiết kế nữa đến từ Bắc Âu đó là Scandinavian, là phong cách thiết kế có sự hoà quyện độc đáo giữa 3 yếu tố – vẻ đẹp – sự tối giản – công năng tiện dụng. Những gam màu như trắng, xám, xanh đen,… là nét đặc trưng thường thấy của phong cách thiết kế này. Chính vì vậy, phong cách thiết kế nội thất Scandinavian không những được giới trẻ ưa chuộng, mà ngay cả những người ở tuổi trung niên cũng yêu thích.
Phong cách Châu Âu sang trọng
Khi nhắc đến phong cách Pháp hay là phong cách Châu Âu, chúng ta thường liên tưởng tới hình ảnh những gam màu trắng sáng, vàng đồng hay cẩm thạch. Đường cong của những vòm đèn trang trí hay của những bộ sofa mềm mại. Đó chính là một trong những phong cách nổi bật của thiết kế nội thất Châu Âu hiện đại.
Phong cách Bomehian phá cách
Bomehian hay còn gọi là Boho Chic hay Boho, được biết đến vào khoảng thế kỷ XIX. Phong cách Bomehian là sự lựa chọn phù hợp cho những ai yêu thích gam màu rực rỡ, tươi mới nhưng vẫn có nét hoang dã, bí ẩn và đầy sức hút.
Phong cách Minimalism tối giản
Phong cách Minimalism hay còn gọi là phong cách tối giản trong thiết kế nội thất, được nhiều khách du lịch ưa chuộng bởi sự đơn giản, tinh tế và trang nhã với gam màu trầm, đơn sắc, lấy yếu tố ánh sáng làm chủ đạo để mang lại cảm giác thư thái cho người nhìn.
Phong cách này sẽ giúp không gian trở nên rộng rãi và thoáng hơn bởi bố trí ít đồ nội thất, phù hợp với những homestay có diện tích khiêm tốn.
Phong cách Industrial mạnh mẽ
Phong cách Industrial hay còn gọi là phong cách thiết kế nội thất công nghiệp ra đời vào những năm đầu thế kỷ XX ở Tây Âu. Điểm đặc trưng của phong cách này là nói đến sự đơn giản, thô sơ và quay về những điều cơ bản nhất. Nếu như những phong cách thiết kế khác cố gắng che đi khuyết điểm thô mộc thì phong cách Industrial lại khuyến khích điều đó, hầu như gọt bỏ đi những thứ rườm rà, xa hoa và chỉ chắt lọc lại những gì thuần tuý cần thiết nhất cho không gian sống.
Thiết kế homestay kiểu nhà vườn
Loại mô hình này thường xuất hiện các vùng ngoại ô có quỹ đất rộng để xây dựng homestay. Ưu điểm của loại hình này là gần gũi với thiên nhiên, chi phí đầu tư thấp, tận dụng các nguyên vật liệu có sẵn, cây xanh của địa phương để tạo nên trải nghiệm thú vị cho du khách.
Homestay nhà vườn không cần trang trí quá nhiều, nhưng bù lại bạn cần thiết kế sao cho thể hiện được “chất riêng” của văn hoá địa phương. Ngoài ra, cũng nên thêm vào các hoạt động giải trí như hồ cá, trò chơi dân gian, đơn giản nhưng đậm chất miền quê.
Để biết thêm những thiết kế homestay kiểu nhà vườn khác tham thảo tại đây
Thiết kế homestay nhà ống
Homestay nhà ống hay còn gọi là homestay ống cống được ưa chuộng bởi phù hợp với những thiết kế homestay có diện tích nhỏ. Ưu điểm vượt trội của mô hình này là tiết kiệm diện tích, tiết kiệm chi chí đầu tư, thời gian thi công nhanh, đảm bảo an toàn cao, dễ dang di chuyển nhà ống khi cần thiết. Sự mới mẻ trong thiết kế đã mang lại trải nghiệm đặc biệt cho du khách, giúp mô hình ngày càng mở rộng và phát triển.
Thiết kế homestay mini
Đây là mẫu nhà homestay thường dành riêng cho “các cặp đôi” yêu thích và thường xuyên đi du lịch. Tạm thời chưa bàn đến thẩm mỹ của homestay, tiêu chuẩn đầu tiên cần nhắc đến là khi xây dựng homestay là sự ấm cúng và lãng mạn. Việc này có thể bố trí bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ như ánh sáng và mùi hương là hai yếu tố có thể làm tăng không khí ấm áp và mặn nồng cho các cặp đôi.
Ngoài ra, vị trí đặt homestay cũng cần được lưu ý. Nên đặt ở những nơi có phong cảnh đẹp, hữu tình như đồi thông, hồ, thảo nguyên, khung cửa sổ nhỏ nhìn ra vườn,…
Tổng hợp các chi phí thiết kế thi công homestay hiện nay
Tổng mức chi phí đầu tư để xây dựng 1 homestay hoàn chỉnh phải ở mức tối thiểu từ 2 – 4 tỷ đồng cho khác khu vực như Đà Lạt, Hà Nội, Hồ Chí Minh, còn những khu vực khác dân cư kém đông đúc hơn thì chi phí dao động từ 500 triệu – 1 tỷ đồng. Và trong tổng chi phí đầu tư đó sẽ bao gồm các hạng mục chi phí cơ bản ngay sau đây:
Chi phí mua đất hoặc thuê mặt bằng (nếu chưa có mặt bằng)
Mặt bằng xây dựng homestay luôn là vấn đề mà mọi người quan tâm đầu tiền vì khoản chi phí này rất lớn. Đối với vấn đề chi phí mặt bằng sẽ có 3 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Bạn đã sở hữu sẵn đất (hoặc nhà) để xây dựng homestay. Bạn sẽ tiết kiệm được phần lớn chi phí bởi đây là khoản chi “nặng” nhất và lâu dài nhất. Việc có sẵn đất hoặc nhà sẽ giúp bạn phần nào nhẹ gánh chi phí hơn rất nhiều trong việc kinh doanh homestay.
Trường hợp 2: Bạn không có mặt bằng và dự định mua đất để xây homestay. Tuỳ theo từng địa phương mà giá cả sẽ khác nhau, cũng như giá trị sẽ thay đổi khi tổng diện tích khu đất thay đổi. Vài trăm triệu cho đến vài tỉ đồng là số tiền bạn cần chuẩn bị để có thể tậu cho mình mảnh đất vừa ý. Nếu xây dựng ở những khu vực thành phố lớn, vị trí đẹp thì con số này sẽ chênh lệch tăng thêm rất nhiều.
Trường hợp 3: Bạn không có mặt bằng và dự định thuê cơ sở vật chất có sẵn để xây dựng, cải tạo lại và đưa vào kinh doanh. Đây là phương án tối ưu dành cho bạn nếu như không có số vốn quá lớn để mua đất. Bạn chỉ cần tìm địa điểm hợp lý và thuê lại với mức giá hạt dẻ. Một lưu ý nhỏ khi thuê mặt bằng kinh doanh homestay: Nên thuê hợp đồng dài hạn, bởi vì kinh doanh homestay không thể hoà vốn một cách nhanh chóng được.
Chi phí thủ tục pháp lý
Để xây dựng homestay, bạn cần xin giấy phép xây dựng homestay tại các cơ quan có thẩm quyền. Mức lệ phí xin giấy phép xây dựng đối với homestay là 100.000 VNĐ/giấy phép. Nếu bạn không am hiểu về các thủ tục pháp lý này thì có thể thuê các văn phòng luật sư, họ sẽ hỗ trợ bạn và bạn sẽ phải trả phí cho họ.
Chi phí thiết kế
Để tăng khả năng nhận biết và thu hút được khách du lịch, thiết kế của bạn phải có sự độc đáo, ấn tượng trong thiết kế. Chỉ cần bạn làm đúng ý khách hàng, khách hàng sẽ tự tìm đến bạn.
Bạn hoàn toàn có thể tự mình thiết kế nếu như cảm thấy có khiếu thẩm mỹ tốt. Kết hợp với việc tham khảo nhiều mẫu thiết kế homestay đẹp trên các trang mạng xã hội, blog,…Khảo sát thị hiếu khách hàng mục tiêu, tìm hiểu mức giá cần chi trả. Tự mình thiết kế có một ưu điểm chính là tiết kiệm một phần chi tiêu cho bạn. Lấy đơn giá thiết kế homestay trung bình trên thị trường hiện nay là 350.000đ/m2 thì với một mặt bằng homestay 400m2, bạn đã bớt đi được 140 triệu. Một con số cũng không hề nhỏ đúng không nào.
Tuy nhiên, nếu như sở trường của bạn không phải là thiết kế, hãy thuê một đơn vị chuyên nghiệp làm giúp bạn. Bạn sẽ yên tâm giao phó công việc này cho công ty thiết kế. Bạn cũng không quá lo lắng về vấn đề xây lên xong lại phải sửa chữa vì thiết kế không vừa ý. Bạn hãy dành thời gian để tập trung cho việc lên ý tưởng kinh doanh hay chiến lược phát triển nhé.
Chi phí thi công, xây dựng homestay
Tiếp đến là công đoạn thi công, xây dựng homestay. Bạn có thể chọn giải pháp thuê trọn gói với công ty thiết kế bạn đã hợp tác. Hoặc cũng có thể tự mình tìm một đội ngũ thi công riêng và bắt tay thực hiện dự án của mình. Chi phí xây dựng phụ thuộc hoàn toàn vào bạn. Cao hay thấp, đắt hay rẻ là do bạn quyết định chọn lựa phong cách thiết kế là gì, chất liệu sử dụng cho tổng thể, chi phí điện, nước, nhân công,…
Công đoạn thi công xây dựng này chiếm một lượng lớn ngân sách của bạn nếu xây dựng từ đầu. Tuy nhiên, nếu bạn đã có sẵn nhà và chỉ cần cải tạo lại thành homestay thì sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn cả thời gian thi công.
Chi phí mua sắm nội thất, ngoại thất cho homestay
Công cuộc hoàn thiện homestay vẫn còn một công đoạn nữa là trang trí nội thất, ngoại thất cho homestay. Tuỳ theo phong cách mà bạn chọn từ đầu có thể là vintage, retro, kiểu Pháp, kiểu Châu Âu,… Mà bạn lựa chọn trang thiết bị sao cho có sự tương đồng. Đó có thể là về kiểu dáng, màu sắc hay chất liệu.
Ngoài ra, mỗi khu vực trong homestay cần phải có một số đồ dùng cơ bản. Thí dụ những món đồ thường xuất hiện trong phòng khách như tivi, sofa, bàn, kệ sách,…Phòng ngủ phải có giường, nệm, mền, gối, tủ quần áo, máy quạt, máy điều hoà,…Vệ sinh cần có vòi hoa sen, xà bông, khăn tắm, dầu gội, nếu cần thiết thì có thể bố trí thêm bồn tắm.
Chi phí vận hành, duy trì và phát triển homestay
Sau khi hoàn thành hết tất cả các công đoạn, homestay của bạn chính thức đi vào hoạt động. Đây là lúc một người chủ homestay là bạn cần phải tính toán kĩ các phương án quảng bá tên tuổi của homestay, lên Website riêng hoặc các trang mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam như Facebook, Instagram, Linkedin, Wechat, Printerest. Thực tế, bạn cần nên làm việc này từ 20-30 ngày trước khi homestay mở cửa. Để khách hàng có thời gian định hình được thương hiệu của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng cần đầu tư cho homestay của mình một bộ ảnh thật xịn sò. Đây được xem như là chìa khoá quyết định xem khách hàng có chọn homestay của bạn hay không. Lưu ý phải chụp một bộ ảnh một cách trung thực nhất, tránh cắt ghép, chỉnh sửa quá “ảo” ma làm khách hàng thất vọng khi trải nghiệm thực tế bạn nhé. Cuối cùng, là các khoản chi phí hằng tháng như điện, nước, internet, nhân sự,…là những gì bạn cần phải tính toán.
Mẹo thiết kế nội thất homestay đẹp với chi phí thấp, giá rẻ
Xác định ngân sách mà bạn dành cho phần nội thất homestay
Theo kinh nghiệm phổ thông của chủ các homestay, thì việc xác định khoản ngân sách cho việc mua sắm những món đồ nội thất tiện dụng với giá cả hợp lý là tiêu chí trước nhất. Giả sử bạn có một nguồn ngân sách lớn thì bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn trong việc mua mới luôn đồ nội thất để có được những sản phẩm chất lượng không lo hư hại từ các tổ chức cung ứng đồ nội thất nổi tiếng
Nhưng trong trường hợp ngân sách của bạn hạn hẹp thì bạn nhanh tay tham gia ngay các hội nhóm săn sale đồ nội thất giá trẻ, đồ nội thất cũ giá tốt trên các trang mạng xã hội. Đồng thời, đến các cơ sở thanh lý bàn ghế tại địa bàn để chọn mua những mẫu bàn ghế tốt mà giá hạt dẻ.
Ngoài ra, bạn có thể tự mình đóng bàn, làm tủ,…để tiết kiệm giá thành mà lại vừa có được những điều mới mẻ của riêng mình đê thổi hồn vào không gian homestay của bạn.
Phân tích phong cách thiết kế homestay để lựa chọn những thiết bị phù hợp nhất
Điều này sẽ giúp định hình được phong cách homestay của bạn, tránh việc thấy cái gì hay cũng đưa vào, cuối cùng thành một mớ thập cẩm, hỗn độn, bố cục không rõ ràng.
Nếu bạn lựa chọn phong cách cổ điển thời ông bà anh cho căn homestay của mình thì bạn sẽ phải tậu các bộ bàn ghế gỗ, không phun sơn quá nhiều, hơi xưa cũ một tí để vẫn giữ được nét trầm tư cổ điển.
Một số các mẫu thiết kế nhà homestay đẹp hiện nay
Bảng báo giá thiết kế thi công Homestay
Công ty Sân Vườn Sài Gòn tự hào là đơn vị thiết kế thi công homestay uy tín – giá rẻ – chất lượng hàng đầu. Với tất cả lòng nhiệt thành và sự nhiệt huyết luôn mong muốn đem đến những trải nghiệm và dịch vụ tốt nhất cho quý khách. Đến với chúng tôi quý khách sẽ được tư vấn tận tình, tối ưu hoá chi phí cùng những thiết kế độc đáo thu hút khách du lịch. Dưới đây là bảng báo giá cụ thể.
STT | Diện tích | Đơn giá |
---|---|---|
1 | 100m2 đến 500m2 | 200.000đ/m2 |
2 | 500m2 đến 1000m2 | 150.000đ/m2 |
3 | Trên 1000m2 | 100.000đ/m2 |
Liên hệ với chúng tôi
Văn Phòng Đại Diện : Lô B15, Khu C30, Thành Thái , Phường 14 , Quận 10 , TP Hồ Chí Minh
Chi nhánh Cần Thơ: 79 A Đường Võ Nguyên Giáp, Phường Hưng Thạnh, Quận Cái Răng, Tp Cần Thơ
Kho Hàng : G8/36, Ấp 7, Trần Văn Giàu, X.Lê Minh Xuân, H. Bình Chánh
Kho Đá : Võ Trần Chí, Tân Tạo, Q.Bình Tân
Điện thoại : (028) 3601 2111 - 0903 08 06 86
Email :sanvuonsg@gmail.com
Bài viết liên quan
Bán Chim Cu Gáy Giọng Thổ Đồng Giá Rẻ Tại TPHCM
Chim cu gáy không chỉ là một loài chim phổ biến ở Việt Nam mà còn là sự lựa chọn lý tưởng cho những người đam mê nuôi chim cảnh. Với giọng gù độc đáo, cu gáy không chỉ thu hút nhờ âm thanh mà còn mang lại vẻ đẹp thanh bình cho mọi không […]
Dịch Vụ Vệ Sinh Hồ Cá Koi Tận Nơi: Sự Kết Hợp Hoàn Hảo Giữa Chăm Sóc và Bảo Dưỡng
Vệ sinh hồ cá Koi đúng cách không chỉ giúp duy trì chất lượng nước mà còn đảm bảo sức khỏe cho cá koi của bạn. Sân Vườn Sài Gòn sẽ mách bạn các kỹ thuật vệ sinh hồ cá tiêu chuẩn nhất qua bài viết dưới đây! Mục Lục1 Tại Sao Nên Vệ Sinh […]
Hướng Dẫn Mua Và Chăm Sóc Mai Tết
Mục Lục1 Giới thiệu về hoa mai và ý nghĩa trong ngày tết 2 Cách chọn mua mai tết 3 Cách chăm sóc mai tết 4 Cách lặt lá mai để hoa nở đúng Tết 5 Kinh nghiệm khi mua mai tết 6 Giá Bán Mai Tết Tại Công ty Sân Vườn Sài Gòn6.1 Mai tết bonsai cỡ nhỏ6.2 Mai […]