Cây Thuỷ Tùng Có Ý Nghĩa Gì ? Hợp Với Mệnh Gì, Tuổi Nào Nhất ?
Cây Thuỷ Tùng được nhiều người ưa chuộng trồng trang trí cây cảnh trong nhà, văn phòng làm việc để tạo không gian xanh mát. Ngoài ra, gỗ của cây cũng có giá trị rất cao được sử dụng làm đồ nội thất cao cấp mà giới nhà giàu săn đón. Để hiểu thêm về loài cây này hãy cùng Sân Vườn Sài Gòn tìm hiểu bài viết ngay dưới đây nhé !
Mục Lục
Giới thiệu trường sinh thảo
- Tên thường gọi: Cây Thuỷ Tùng
- Tên gọi khác: Cây thông nước, cây kim thuỷ tùng, cây măng leo, cây măng bàn tay, cây măng tây kiểng.
- Tên khoa học (tiếng anh): Glyptostrobus Pensilis Kunth
- Họ thực vật: Cây thuộc họ măng tây Asparagoideae
- Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc ở những nơi có khí hậu cận nhiệt đới như Phúc Kiến, Vân Nam – Trung Quốc. Ngày nay, cây thuỷ tùng rất phổ biến ở Việt Nam
Cây thuỷ tùng cổ thụ
Đặc điểm của cây
Cây thuỷ tùng là loài cây thuộc họ lá kim, mọc theo bụi khi còn cây nhỏ, thân mảnh. Khi cây lớn có thể đạt chiều cao hơn 30m hoặc hơn, đường kính thân từ 60cm – 1m. Vỏ dày, hơi xốp, màu xám, nứt dọc. Rễ cây có thể sinh khí nên không lo bị ngập, bén rễ từ rễ bên, cao 30cm, mọc lan ra các gốc đến 6 – 7m.
Cành lá có hình dạng tam giác mọc dày gồm 2 dạng: cành sinh dưỡng và cành sinh sản
- Ở cành sinh dưỡng lá có hình đùi, dài 0,6 – 1,3cm, xếp thành hai dãy và thường rụng vào mùa khô.
- Ở cành sinh sản lá có hình vảy, dài 0,4 – 1cm và không rụng.
Nón có 2 dạng: nón đơn tính và nón cái
- Nón đơn tính cùng gốc, mọc riêng lẻ ở đầu cành.
- Nón cái có hình quả lê, mỗi vảy mang 2 xoan. Sau khi thụ tinh các vảy hóa gỗ và dính nhau ở gốc tạo thành một nón dài 1,8cm, rộng 1,2 cm với các vảy gần như liền nhau 7 – 9 mũi nhọn hình tam giác, hơi uốn cong ra phía ngoài. Mỗi vảy mang 2 hạt, hình trứng, dài 13m, rộng 3mm, mang cánh hướng xuống dưới.
Ý nghĩa của cây thuỷ tùng
Cây thuỷ tùng là loài cây thanh cao, thánh thoát với vẻ đẹp và cái tên kiêu sa của mình. Thuỷ tùng có dáng cây thẳng đứng ví như người quân tử. Trong phong thuỷ, cây còn mang ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp của sự thuần khiết, nét đẹp ngay thẳng, trung trực và thường sẽ hợp hơn với nam giới. Thuỷ tùng là bộ tứ đại cây cảnh Tùng – Cúc – Trúc – Mai của Việt Nam nên khi xưa chúng rất được các gia đình quan lại, địa chủ ưa trồng vì cầu mong mang lại danh vong, tiền tài.
Cây thuỷ tùng có tác dụng gì ?
Thanh lọc không khí
Cây kim thuỷ tùng có khả năng thanh lọc không khí rất tốt, cây có thể hấp thu được các loại bụi bẩn, nồng độ khí CO2 cao để chuyển thành O2, các loại tia bức xạ điện từ phát ra từ các thiết bị điện tử xung quanh, một phần ánh sáng xanh khi cây được đặt trong phòng làm việc.
Giá trị gỗ của cây thuỷ tùng
Gỗ cây thuỷ tùng có giá trị rất cao bởi kích thước gỗ lớn, thớ gỗ mịn, đường vân đẹp, không bị mối mọt, thấm nước và có mùi thơm vì thế chúng rất được ưa chuộng chọn làm đồ nội thất cao cấp trong nhà. Trên thị trường hiện nay, với 1m2 gỗ thuỷ tùng đường kính khoảng 80cm được bán với giá dao động từ 250 – 300 triệu đồng.
Làm cây trang trí
Với dáng cây thanh mảnh cùng kích thước nhỏ nhắn xinh xắn, cây thường được dùng trang trí văn phòng làm việc, bàn học tạo không gian xanh mát, cải thiện tinh thần làm việc và học tập được năng suất cao.
Cây thuỷ tùng hợp mệnh gì, tuổi nào ?
Xét về mệnh ngũ hành, thì cây thuỷ tùng sẽ phù hợp với những người mang mệnh Kim bởi vì cây có dạng lá kim (kim trong kim loại). Ngoài ra, các mệnh tương sinh như Thuỷ và Thổ cũng rất hợp để trồng cây thuỷ tùng. Còn xét về tuổi thì tuổi Thân sẽ hợp trồng loại cây này nhất.
Cách trồng cây kim thuỷ tùng
Bước 1: Chọn cây giống khoẻ mạnh, không sâu bệnh, nhánh cành khoẻ mạnh cứng cáp, lá xanh không bị vàng. Tiến hành cắt tỉa nhẹ, bỏ đi những phần lá rễ bị hỏng. Sau đó rửa sạch, ngâm cây vào dung dịch kích thích bén rễ 15 phút rồi lấy ra rửa sạch để ráo chuẩn bị trồng.
Đất trồng chuẩn bị cần tơi xốp, nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng, đất phải sạch không bị mầm bệnh và khả năng thoát nước tốt.
Bước 2: Trộn đất với hỗn hợp đất sạch, phân bò, phân trùn quế, mụn dừa, trấu. Với tỉ lệ 40% đất sạch, 20% phân bò, 20% phân trùn quế, 10% mụn dừa, 10% trấu. Sau đó trồng cây đã chuẩn bị vào bầu đất.
Để đơn giản và nhanh chóng hơn thì bạn có thể lựa chọn mua 1 loại đất duy nhất là đất sạch hữu cơ chuyên dụng để trồng cây. Vì loại đất này đã được phối trộn đầy đủ các thành phần và bạn chỉ việc trồng không cần trộn thêm bất cứ loại phân nào nữa.
Bước 3: Tiến hành trồng cây, cho dất vào chậu trải đều đất cách miệng chậu từ 3 – 5cm, sau đó trồng cây vào, rồi dùng tay ấn nhẹ giá thể đất xung quanh cho cây đứng vững. Ở giai đoạn đầu, nên đặt cây ở nơi thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp.
Cách chăm sóc cây thuỷ tùng
Ánh sáng: Cây kim thuỷ tùng chỉ ưa ánh sáng bóng râm trong nhà. Cây có thể sinh trưởng tốt trong môi trường phòng điều hoà.
Nhiệt độ: Nhiệt độ sinh trưởng phù hợp là từ 18 – 25 độ C, nếu để cây trong phòng điều hoà nhiều thì nên đem cây ra phơi nắng 2 – 3 lần/tuần để cây quang hợp.
Nước: Nhu cầu nước của thuỷ tùng là khá cao vì vậy cần tưới nước cho cây thường xuyên mỗi ngày 1 lần. Tăng cường lượng nước khi mùa hè nóng bức, đất không giữ được độ ẩm tối đa.
Đất: Cây phù hợp đống ở mọi loại đất, đất cằn cỗi sống vẫn được mà đất dinh dưỡng thì lại càng tốt. Cách trộn đất và chọn đất chúng mình đã hướng dẫn bạn ở phần cách trồng ở trên.
>>> Xem ngay: Cây Trầu Bà | Tác dụng, ý nghĩa, hợp mệnh gì, tuổi nào ?
Mua cây kim thuỷ tùng ở đâu HCM ? Giá bao nhiêu ?
Bạn có thể tìm mua cây ở những cửa hàng cây cảnh hoặc đến Sân Vườn Sài Gòn là đơn vị chuyên cung cấp mua bán cây kim thuỷ tùng đủ mọi loại kích cỡ, kiểu dáng cho khách hàng lựa chọn. Với giá dao động từ 50.000 – 500.000 đồng/cây. Mọi chi tiết xin liên hệ ngay 0903.080.686 để được xem cây trực tiếp.
Cây kim thuỷ tùng bonsai
Liên hệ với chúng tôi
Văn Phòng Đại Diện : Lô B15, Khu C30, Thành Thái , Phường 14 , Quận 10 , TP Hồ Chí Minh
Chi nhánh Cần Thơ: 79 A Đường Võ Nguyên Giáp, Phường Hưng Thạnh, Quận Cái Răng, Tp Cần Thơ
Kho Hàng : G8/36, Ấp 7, Trần Văn Giàu, X.Lê Minh Xuân, H. Bình Chánh
Kho Đá : Võ Trần Chí, Tân Tạo, Q.Bình Tân
Điện thoại : (028) 3601 2111 - 0903 08 06 86
Email :sanvuonsg@gmail.com
Bài viết liên quan

Top 20+ Loại Cây Ăn Quả Được Trồng Nhiều Nhất Trong Sân Vườn
Mục Lục1 Giới thiệu về cây ăn quả2 Tầm quan trọng của cây ăn quả trong nông nghiệp và cuộc sống con người3 Những điều bạn cần biết để trồng và sử dụng các loại cây ăn quả hiệu quả3.1 Ý nghĩa và lợi ích của cây ăn quả trong sân vườn4 Các loại cây […]

Cây măng cụt – Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc cây sai quả
Cây măng cụt là loại cây ăn quả được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam của Việt Nam, được biết đến với hương vị thơm ngon và mang nhiều giá trị dinh dưỡng. Cây măng cụt là loài trái cây có hương vị thơm ngon, kích thích vị giác, được nhiều người yêu thích. […]

Cây chôm chôm – Kỹ thuật chăm sóc mang lại hiệu quả cao
Cây chôm chôm hiện đang là loại cây ăn quả được rất nhiều người ưa chuộng bởi dễ trồng, dễ chăm bón và dinh dưỡng của loài cây này mang lại. Cây chôm chôm là một loại cây trồng lâu năm mang lại nguồn thu nhập chính cho những người dân tại vùng miền Đông […]