Hướng Dẫn Cách Chăm và Mua Cây Kim Tiền Hợp Mệnh
Nếu bạn đang tìm kiếm một loại cây dễ trồng, dễ sống và phù hợp với không gian trong nhà thì cây kim tiền sẽ là một sự lựa chọn vô cùng vừa vặn với yêu cầu của bạn. Trong bài viết này, Sân Vườn Sài Gòn chia sẻ cách chăm sóc cây thêm phát lộc phát tài và mua cây như thế nào mới hợp mệnh gia chủ.
Mục Lục
Cây kim tiền thuộc loại cây gì ?
Đây là giống cây rất quen mặt với người chơi phong thủy, bởi chúng tượng trung cho sự sung túc, giàu sang. Cây kim tiền còn được dân gian gọi bằng nhiều cái tên khác như: cây kim phát tài, cây cây phát tài hay cây kim tiền phát tài. Loài cây này còn được biết đến với tên tiếng Anh là Zamioculcas zamiifolia. Loại cây này thuộc nhóm thực vật có hoa, thích hợp phát triển ở nơi có ánh sáng thấp và được nghiên cứu khoa học đầu tiên vào năm 1905.
Một trong những nhẫm lẫn phổ biến của người mới chơi cây phong thủy chính là nhầm giữa cây kim tiền và cây kim ngân. Tuy có tên gọi đồng nghĩa nhưng thực tế, đây là 2 giống cây khác biệt hoàn toàn. Cây phát tài (hay cây kim tiền) là cây thuộc nhóm cây bụi rậm, còn cây kim ngân thuộc cây thân gõ. Lá của 2 giống cây này cũng khác nhau cả về hình dạng lẫn kích thước.
Xuất xứ và nguồn gốc của cây kim tiền
Cây kim phát tài hay cây kim tiền là nhóm thực vật thuộc họ Ráy, hiểu nôm na là giống cây có thân mộng nước và hoa của chúng mọc thành cụm được gọi là bông mo. Giống cây này được du nhập từ Châu Phi, cũng bởi vì lẽ đó mà giống cây này rất hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta.
Điểm đặc trưng của cây kim tiền
Điểm đặc trưng lớn nhất là cây mọc theo cụm tạo thành bụi, lá của chúng mọc đối xứng và mang một màu xanh vô cùng dịu mắt. Thân cây mọc vươn thẳng lên cao, mọng nước và to dần từ ngọn xuống gốc. Bộ rễ chùm giúp cây hút nước và giữ nước khá lâu, chiều cao trung bình từ 0,2 đến 1m.
Đa phần, cây kim tiền có vòng đời từ 2 đến 3 năm tuổi trong điều kiện chăm sóc bình thường. Ngoài ra, cây cũng dễ nhân giống bằng cách chiết hoặc giâm cành. Nhiệt độ môi trường lý tưởng để đặt cây từ 22 độ C đến 28 độ C.
Còn về độc tố của cây thì sao ? Cây kim tiền có độc không? Sân Vườn Sài Gòn khuyến nghị gia chủ nên cân nhắc khi trồng cây trông môi trường có trẻ nhỏ hay vật nuôi. Bởi lá trong cuống lá và thân cây có chứa nhiều tinh thể calci oxalta – một hợp chất có thể gây kích ứng da, hoặc sưng tấy các niêm mạc ở môi, lưỡi, khi dính phải dịch cây.
Tác dụng trong phong thủy của cây kim tiền
Bên cạnh tác dụng giúp vượng khí cho nơi làm việc, ngôi nhà của bạn. Thì chúng cũng rất hữu dụng dưới góc nhìn khoa học.
Nghiên cứu tại đại học ĐH Copenhagen năm 2014 bởi nhóm chuyên gia thực vật đã chỉ ra, cây phát tài có thể lọc các tạp chất như etylbenzen, benzen, xylen,… trong không khí, và khả năng làm sạch không khí cao hơn gấp 3 lần so với cây lưỡi Hổ. Hơn thế, loại cây này cũng có thể loại bỏ ozon khỏi tầng khí quyển, giúp bảo vệ chúng ta khỏi tác hại trực tiếp từ Mặt Trời.
Quay trở lại khía cạnh phong thủy, Sân Vườn Sài Gòn sẽ giải đáp những thắc mắc dựa trên 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế và thi công tiểu cảnh phong thủy của mình.
Cây kim tiền hợp mệnh gì ? Và hợp tuổi hợp tuổi nào ?
Dựa vào cái tên của chúng cũng đã thể hiện rất rõ ước muốn của gia chủ khi từ “Kim” trong Hán-Việt mang nghĩa phát tài, “Tiền” mang nghĩa phát lộc. Một loại cây cảnh tượng trưng cho sự may mắn về tài lộc, giàu sang, phú quý và hưng thịnh. Và đặc biệt hơn khi cây kim tiền ra hoa còn điềm lành báo hiệu và sự thăng tiến, may mắn sẽ đến với người chủ.
Dưới đây, cùng đối chiếu sự tương tác giữa cây phát tài giữa các bản mệnh để xem cây kiêm tiền có hợp mệnh hay hợp tuổi bạn không nhé.
- Đối với người mệnh Mộc: cây vốn thuộc hành Mộc. Thế nên, sự kết hợp giữ người mệnh Mộc và cây kim tiền như cây với cây, tạo nên một khu rừg phát triển một cách mạnh mẽ, đầy sinh lực. Những năm tuổi tương ứng với hành Mộc như: 1972 – 1073, 1980 – 1981, 1988 – 1989, 2002 – 2003,…
- Đối với người mệnh Hỏa: trong nguyên lý ngũ hành thì Mộc sinh Hỏa, Mộc càng nhiều thì Hỏa càng lớn. Vì thế, loại cây này đối với người mệnh Hỏa như lá bùa mang lại sự bình an, may mắn. Những năm tuổi tương ứng với mệnh Hỏa như: 1978 – 1979, 1986 – 1987, 1994 – 1995, 2008 – 2009, …
- Đối với người mệnh Thổ: tuy trên nguyên lý ngũ hành, mệnh Thổ không quá phù hợp với cây nhưng việc nhận định người mệnh Thổ hoàn toàn không phù hợp với cây cối khá thì phiến diện. Để tạo nên một không gian hợp với bản mệnh gia chủ, chuyên gia phong thủy cần suy xét trên nhiều yếu tốt khác. Sân Vườn Sài Gòn cùng chuyên gia phong thủy gợi ý bạn hãy treo thêm các món đồ như đồng tiền vàng, bao lì xì,… để cân bằng sự tương quan ngũ hành. Những năm tuổi tướng ứng với mệnh Thổ như: 1976 – 1977, 1990 – 1991, 1998 – 1999, 2006 – 2007, vân vân.
- Đối với người mệnh Kim: tương tự như trên, gia chủ thuộc cung mệnh nên trang trí thêm sỏi trắng trong chậu để cây sẽ mang lại lợi ích tối đa. Những năm sinh tương ứng với người mệnh Kim như: 1970 – 1971, 1984 – 1985, 1992 – 1993, 2000 – 2001,…
- Đối với người mệnh Thủy: cũng như mệnh Kim, người mệnh Thủy nên dùng sỏi vàng trang trí trong chậu cây để bảo vệ cũng như phát huy tối đa công dụng từ cây. Những năm sinh tương ứng như: 1974 – 1975, 1982 – 1983, 1996 – 1997, 2004 – 2005,…
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cây kim tiền
Dù biết cây kim tiền có thể phát triển cả trong điều kiện môi trường không thuận lợi. Nhưng người chơi cây cảnh này cũng cần lưu ý những điều sau để cây phát triển tươi tốt:
- Chuẩn bị đất tơi, xốp, độ thoát nước tốt. Có thể trộn thêm mùn cưa, trấu để đảm bảo đất sẽ đủ dưỡng chất nuôi cây. Hoặc bạn có thể mua loại đất vi sinh có bán sẵn trên thị trường.
- Như bạn đã biết, loại cây này không cần tưới nưới mỗi ngày thường xuyên. Lượng nước tưới hợp lý là chỉ cần đủ ẩm, tưới bằng bình phun sương từ 1 – 2 lần/1 tuần.
- Dẫu là giống cây ưa ánh sáng, nhưng bạn không nên đặt dưới ánh nắng trực tiếp từ Mặt trời.
- Lá cây cũng cần được bạn chăm sóc, vệ sinh vì loại cây này hay bị rệp trắng và rệp đỏ tấn công. Thường xuyên lau lá và thân sẽ giúp cây quang hợp tốt hơn cũng như đảm bảo về mặt thẩm mỹ.
- Cuối cùng, khoảng 2 – 3 tháng là thời gian thích hợp để bạn bón phân lại cho cây. Hiện nay sẽ rất dễ tìm mua những loại phân bón pha sẵn dành cho cây cảnh trên thị trường.
Đó là những điều nhỏ mà Sân Vườn Sài Gòn muốn bạn lưu ý trong quá trình chăm sóc cây để cây phát triển tốt nhất.
Kinh nghiệm mua cây kim tiền giá rẻ
Với các bạn mới tập chơi cây cảnh phong thủy thì việc mua cây kim tiền ở đâu ? Mua như thế nào để không bị hớ ? là rất khó khăn. Dựa vào uy tín và kinh nghiệm của mình, Sân Vườn Sài Gòn bật mí bạn cách chọn mua cây như nào để không bị đắt.
Về cơ bản, chi phí để có một chậu cây thành phẩm sẽ gồm 2 chi phí chính: tiền cây + tiền chậu. Tùy kích thước của cây và chậu mà giá có thể dao động từ vài chục nghìn cho đến vài trăm nghìn.
Giá cây kim tiền để bàn
Do nhu cầu cũng như điều kiện không gian mà dân văn phòng rất thích đặt một chậu kim tiền trên bàn làm việc của mình để cầu may mắn trong công danh, sự nghiệp.
Đối với size nhỏ để bàn, cây sẽ cao từ 15 – 30 cm có giá dao động từ 70 – 100 nghìn/1 chậu.
Giá cây kim tiền loại to
Với gia chủ có nhiều không gian cũng như yêu cầu nhiều hơn thì kim tiền cũng có loại to. Tuy nhiên loại này sẽ có 2 loại chính:
- Cây từ 30 – 35cm, lá đẹp sẽ có giá thành từ 150 – 250k. Bỏ vào chậu sẽ đạt chiều cao từ 80 – 1m.
- Còn loại cao trên 55cm, lá và thân đẹp xum xuê sẽ có giá thành từ 260-450k. Thêm chậu thì chiều cao toàn phần sẽ tầm 1m-1m4.
Bảng giá trên mang tính chất tham khảo, giá thực tế còn phụ thuộc vào chất liệu chậu, đồ trang trí cho cây, phí vận chuyển,…
Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp bạn mua được một chậu cây kim tiền hợp ý cũng như hướng dẫn cách chăm sóc tốt nhất cho cây. Nếu cần tư vấn, thiết kế tiểu cảnh phong thủy, hãy liên hệ Sân Vườn Sài Gòn chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.
Liên hệ với chúng tôi
Văn Phòng Đại Diện : Lô B15, Khu C30, Thành Thái , Phường 14 , Quận 10 , TP Hồ Chí Minh
Chi nhánh Cần Thơ: 79 A Đường Võ Nguyên Giáp, Phường Hưng Thạnh, Quận Cái Răng, Tp Cần Thơ
Kho Hàng : G8/36, Ấp 7, Trần Văn Giàu, X.Lê Minh Xuân, H. Bình Chánh
Kho Đá : Võ Trần Chí, Tân Tạo, Q.Bình Tân
Điện thoại : (028) 3601 2111 - 0903 08 06 86
Email :sanvuonsg@gmail.com
Bài viết liên quan

Top 20+ Loại Cây Ăn Quả Được Trồng Nhiều Nhất Trong Sân Vườn
Mục Lục1 Giới thiệu về cây ăn quả2 Tầm quan trọng của cây ăn quả trong nông nghiệp và cuộc sống con người3 Những điều bạn cần biết để trồng và sử dụng các loại cây ăn quả hiệu quả3.1 Ý nghĩa và lợi ích của cây ăn quả trong sân vườn4 Các loại cây […]

Cây măng cụt – Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc cây sai quả
Cây măng cụt là loại cây ăn quả được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam của Việt Nam, được biết đến với hương vị thơm ngon và mang nhiều giá trị dinh dưỡng. Cây măng cụt là loài trái cây có hương vị thơm ngon, kích thích vị giác, được nhiều người yêu thích. […]

Cây chôm chôm – Kỹ thuật chăm sóc mang lại hiệu quả cao
Cây chôm chôm hiện đang là loại cây ăn quả được rất nhiều người ưa chuộng bởi dễ trồng, dễ chăm bón và dinh dưỡng của loài cây này mang lại. Cây chôm chôm là một loại cây trồng lâu năm mang lại nguồn thu nhập chính cho những người dân tại vùng miền Đông […]