5 Mẹo Chăm Cây Hạnh Phúc Đúng Kỹ Thuật Tại Nhà
Cây hạnh phúc – loài cây được ví như lá bùa cầu may cho gia chủ. Vậy loại cây này có điều gì đặc biệt đến khiến hộ gia đình hay nơi kinh doanh nào cũng muốn có ? Cùng Sân Vườn Sài Gòn tìm hiểu về cây và cách chăm loại cây cảnh phong thủ này qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Cây hạnh phúc và những đặc điểm của chúng
Bởi lẽ mang đến sự an nhiên, sự sung túc đủ đầy mà giống cây này được đặt tên là hạnh phúc và thường được gia chủ đặt những vị trí đẹp nhất như phòng khách hay phòng làm việc riêng. Và với ngụ ý tốt đẹp ấy, cây cũng thường được dùng như món quà tân gia hay quà tặng nhân dịp khai trương.
Không như những giống cây cảnh khác, cây hạnh phúc càng chăm lâu thì thế cây càng đẹp, lá và cành càng xum xuê xanh tốt. Nhưng để trước khi bắt đầu trồng hay chăm sóc cây, chúng ta cũng cần hiểu đôi nét đặc tính về loài cây này.
Nguồn gốc cây xoan dâu
Tên thuần Việt: cây hạnh phúc, cây xoan dâu, cây hầu dâu và một vài tên khác.
Tên tiếng anh của cây hạnh phúc: Radermachera sinica.
Thuộc họ (familia): Bignoniaceae (Chùm ớt)
Thuộc loài (species): R. sinica
Nguồn gốc nguyên bản: rừng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Ngày nay thường thấy nhiều ở miền nam Trung Quốc, miền bắc Việt Nam hay miền bắc Miến Điện.
Loài cây này có như cầu ánh sáng vừa lớn, không thích hợp khí hậu có gió khô và sương muối. Vì thế chúng thường được chưng trong nhà ở, văn phòng,…
Đặc điểm của cây
Về mặt hình thái, cây thuộc họ thân gỗ to, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt tới 30m và đường kính gốc cây lên đến 1m. Còn khi được sử dụng như cây cảnh, chiều cao khi trưởng thành của chúng từ 1 – 3m, hoặc 1,4 – 1,6m nếu trồng trong nhà.
Lá của chúng là dạng lá kép lông chim 1 lần có thể dài từ 20 –70 cm, rộng từ 15–25 cm, các lá chét có thể dài từ 2– 4 cm, bề mặt lá chét bóng rất đẹp, có màu xanh non khi còn nhỏ và đậm dần lên khi trưởng thành. Điều đặc biệt là ở mỗi cành sẽ một ra các chùm gồm 3 lá tạo thành hình trái tim rất đẹp mắt.. Hoa của chúng điển hình của họ Đinh, có tràng màu trắng, gốc tràng hoa hợp tạo thành dạng loa kèn, có thể dài tới 7 cm.
Tàn cây của chúng rất xum xuê, mỗi chiếc là có thể dài tầm 2 đến 4cm, các mặt lá đều bóng đẹp và ngả màu xanh đậm theo thời gian. Nét đẹp của cây nằm ở các cụm 3 lá hình trái tim tạo thành ở mỗi cành.
Vì thuộc họ Chùm ớt nên hoa của chúng cũng rất đặc trưng, hoa cây hạnh phúc có màu trắng, tràng hoa hợp lại thành dạng hoa loa kèn, có thể đạt chiều dài tới 7m. Tuy vậy, với những cây được trồng trong nhà thì rất khó ra hoa do điều kiện phát triển không đủ.
Ý nghĩa của cây hạnh phúc trong phong thủy
Ngoài làm xanh cho cảnh quan thì giống cây cảnh này có thực sự hữu dụng về mặt phong thủy hay mặt khác trong cuộc sống ? Cùng Sân Vườn Sài Gòn tìm hiểu tiếp nhé.
Công dụng khoa học
Bên cạnh việc mang lại nguồn năng lượng tươi mới, ngập tràn năng lượng đến ngôi nhà thì cây hạnh phúc còn có công năng như chiếc máy lọc không khí, giảm bụi cho môi trường sống của bạn.
Và dưới góc nhìn của y học truyền thống, chúng còn được dùng như vị thuốc trị sốt, trị vết thương và vài công dụng khác.
Cây hạnh phúc hợp tuổi nào và mệnh gì ?
Theo đánh giá phong thủy, cây thuộc hành mộc nên sẽ rất thích hợp với gia chủ có mệnh Hỏa hay Mộc. Tuy nhiên, cái tên hạnh phúc ngụ ý cây sẽ phù hợp với tất cả các mệnh.
Nguồn năng lượng hạnh phúc, vui vẻ, hòa thuận sẽ không vì bổn mệnh của bạn mà phân biệt hợp hay không. Vì thế hãy tự tin sắm cho mình một chậu cây đặt trong môi trường bạn hay lui tới nhé.
Sân Vườn Sài Gòn gợi ý tham khảo sự tương tác giữa các mệnh với cây hạnh phúc:
- Đối với người mệnh Mộc: Sự kết hợp giữ người mệnh Mộc và cây hạnh phúc như cây với cây, tạo nên một khu rừng một cách mạnh mẽ, đầy sinh lực. Những năm tuổi tương ứng với hành Mộc như: 1972 – 1073, 1980 – 1981, 1988 – 1989, 2002 – 2003,…
- Đối với người mệnh Hỏa: trong nguyên lý ngũ hành thì Mộc sinh Hỏa. Vì vậy, giống cây này đối với người mệnh Hỏa như lá bùa gia tăng sự may mắn, thăng tiến trong công việc. Những năm tuổi tương ứng với mệnh Hỏa như: 1978 – 1979, 1986 – 1987, 1994 – 1995, 2008 – 2009, …
- Đối với người mệnh Thổ, Kim, Thủy: trong nguyên lý phong thủy ngũ hành thì những năm tuổi này không thích với việc trồng cây, Để tạo nên một không gian hợp với bản mệnh gia chủ, chuyên gia phong thủy cần suy xét trên nhiều yếu tốt khác. Vì thế các bạn cứ yên tâm sử dụng cây trang trí cho nơi ăn chốn ở của mình nhé. Những năm tuổi tướng ứng với mệnh Thổ như: 1976 – 1977, 1990 – 1991, 1998 – 1999, 2006 – 2007, vân vân. Những năm sinh tương ứng với người mệnh Kim như: 1970 – 1971, 1984 – 1985, 1992 – 1993, 2000 – 2001,… Và cuối cùng, những năm sinh tương ứng như: 1974 – 1975, 1982 – 1983, 1996 – 1997, 2004 – 2005,…
Như vậy loài cây cảnh này không hề kén trong nguyên lý ngũ hành phương Đông, phù hợp với bất kỳ bản mệnh và độ tuổi nào trong 12 con giáp.
Những lưu ý khi trồng và chăm cây hạnh phúc
Cây nên trồng cây hạnh phúc trong nhà không hẳn là sự đắn đo với những bạn mới chơi cây cảnh phong thủy. Với ngụ ý của điềm lành, sự hòa khí thì cây còn có thể đặt ở các vị trí khác như:
- Phòng ngủ, nghỉ.
- Phòng tiếp khách.
- Phòng bếp.
- Góc học tập hay bàn làm việc.
Ngoài vị trí, chúng ta còn phải quan tâm đến kỹ thuật trồng cây cho đúng. Cây tươi tốt không những duy trí vượng khí mà còn gia tăng sự may mắn cho chủ nhân.
Cách trồng cây đúng kỹ thuật
Có 2 cách phổ biến khi bắt đầu trồng cây: dùng phương pháp chiết cây hoặc dùng cây con.
Phương pháp chiết cành:
- Giống như phương pháp chiết cành ở loại cây khác, chỉ nên chọn những cành khỏe, lá xanh tốt và không mầm bệnh. Sau đó là có thể tiến hành khoanh vỏ cây và đắp bầu.
- Đợi khi cành ra rễ là có thể cắt và trồng vào chậu. Tiếp đến chuyển sang chăm sóc như cách trồng cây con.
Phương pháp trồng bằng cây con:
- Chuẩn bị đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng hoặc bạn có thể mua loại đất dinh dưỡng đã được các nhà vườn trộn sẵn. Tiếp theo, tạo một hố bằng đất với độ rộng gấp 3 lần và chiều sâu ngang với bầu cây giống. Sau đó, xé nhẹ nhàng phần bao bọc bầu đất, đặt cây xuống hố và lấp đất lại. Lưu ý ở bước này không nên nén đất quá tay, đất chặt quá sẽ không tốt cho quá trình hấp thu dưỡng chất của cây.
- Vài ngày sau, cây đã ra rễ mới và phát triển. Lúc này, cần tưới nước đầy đủ cho cây.
- Khi muốn chuyển cây vào chậu, chỉ cần chuẩn bị một lớp đất nền cao có độ cao bằng ⅓ chiều cao chậu. Nên chọn loại chậu có lỗ dưới đáy để tránh tình trạng ngập và thối rễ.
Mẹo chăm sóc cây đơn giản tại nhà
Những chậu cây được trang trí, phối cảnh sẵn sẽ rất phù hợp với người chơi cây không chuyên hay người không có thời gian trồng cây. Săn Vườn Sài Gòn bật mí một vài mẹo khi chọn cây từ nhà vườn và chăm cây đơn giản, dễ thực hiện:
- Phần lá: lá càng đậm chứng tỏ cây càng khỏe, không chọn cây đang có sâu bệnh, đỉnh cây mọc cao hơn một chút so với tán vì đây là cây đã được trồng lâu. Xem kỹ phần nách lá để loại trừ các lại rệp cây.
- Phần thân và gốc của cây: gốc cây màu nâu là tốt, trên thân không có đốm đen hay đục khoét của sâu. Chọn cây nhiều nhánh để về sau cây phát triển càng rậm và đẹp.
- Phần ánh sáng cho cây: vì là loài cây ưu sáng nên tốt nhất hãy đặt nơi có nhiều ánh nắng càng nhiều càng tốt. Nhiệt độ lý tưởng cho cây sinh trưởng sẽ từ 18 – 28 độ C.
- Phần bón phân: chu kỳ bón thích hợp là từ 4 – 5 tháng/1 lần. Có thể dùng mùn cưa kết hợp NPK hay các loại phân chuồng.
- Phần tưới tiêu cho cây: nếu cây trồng ngoài trời, bạn có thể tưới cây vào sáng sớm hoặc chiều tối mỗi ngày/ 1 lần. Với cây đặt trong nhà, bạn có thể tưới 3 ngày/ 1 lần. Hãy quan sát cây để điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp nhé.
Trong quá trình sinh trưởng, sẽ có vài bệnh của cây thường gặp như cây hạnh phúc bị vàng, hay cây bị rệp tấn công.Tình trạng vàng lá có thể do thiếu ánh sáng hoặc chịu nhiệt độ cao, cũng có thể do đất nghèo dưỡng chất. Song song đó, nên thường xuyên nách lá, gốc cây để kịp thời xử lý khi xuất hiện sâu, bọ, rệp,…
Giá bán cây hạnh phúc mini, cây hạnh phúc 2 tầng trên thị trường.
Tùy vào chiều cao của cây, độ hoàn thiện của sản phẩm mà cây cũng có đa dạng mức giá. Cây cũng dễ tìm mua trên các sàn thương mại hay có thể mua trực tiếp ở TP.HCM tại đường cây cư xá Bắc Hải hoặc đường hoa Phan Huy Ích,..
Với dòng cây nhỏ, để bàn làm việc, thường sẽ dao động từ 100 – 200k/1 cây.
Còn dòng cây to và nhiều tầng, thường đặt ở phòng khách sẽ có giá trên 300k/ 1 cây.
Mức giá trên mang tính chất tham khảo, giá thực tế còn phụ thuộc vào chất liệu chậu, đồ trang trí cho cây, phí vận chuyển,…
Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp bạn mua được một chậu cây hạnh phúc hợp ý cũng như hướng dẫn cách chăm sóc tốt nhất cho cây. Nếu cần tư vấn, thiết kế tiểu cảnh phong thủy xin hãy liên hệ Sân Vườn Sài Gòn chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.
Liên hệ với chúng tôi
Văn Phòng Đại Diện : Lô B15, Khu C30, Thành Thái , Phường 14 , Quận 10 , TP Hồ Chí Minh
Chi nhánh Cần Thơ: 79 A Đường Võ Nguyên Giáp, Phường Hưng Thạnh, Quận Cái Răng, Tp Cần Thơ
Kho Hàng : G8/36, Ấp 7, Trần Văn Giàu, X.Lê Minh Xuân, H. Bình Chánh
Kho Đá : Võ Trần Chí, Tân Tạo, Q.Bình Tân
Điện thoại : (028) 3601 2111 - 0903 08 06 86
Email :sanvuonsg@gmail.com
Bài viết liên quan

Top 20+ Loại Cây Ăn Quả Được Trồng Nhiều Nhất Trong Sân Vườn
Mục Lục1 Giới thiệu về cây ăn quả2 Tầm quan trọng của cây ăn quả trong nông nghiệp và cuộc sống con người3 Những điều bạn cần biết để trồng và sử dụng các loại cây ăn quả hiệu quả3.1 Ý nghĩa và lợi ích của cây ăn quả trong sân vườn4 Các loại cây […]

Cây măng cụt – Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc cây sai quả
Cây măng cụt là loại cây ăn quả được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam của Việt Nam, được biết đến với hương vị thơm ngon và mang nhiều giá trị dinh dưỡng. Cây măng cụt là loài trái cây có hương vị thơm ngon, kích thích vị giác, được nhiều người yêu thích. […]

Cây chôm chôm – Kỹ thuật chăm sóc mang lại hiệu quả cao
Cây chôm chôm hiện đang là loại cây ăn quả được rất nhiều người ưa chuộng bởi dễ trồng, dễ chăm bón và dinh dưỡng của loài cây này mang lại. Cây chôm chôm là một loại cây trồng lâu năm mang lại nguồn thu nhập chính cho những người dân tại vùng miền Đông […]